1. Độ cứng của nước là gì?
Nước cứng là nước chứa ion có hoá trị 2 như Ca2+, Mg2+, … Cụ thể nước tự nhiên được coi là cứng nếu chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít.
Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước.
Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm
Có thể nhận biết nước có độ cứng cao qua kết tủa màu trắng do nước gây ra.
2. Phân loại các mức độ cứng
Người ta phân loại thành: độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
- Độ cứng tạm thời (độ cứng cacbonat): Chứa muối hidrocacbonat của canxi và magie. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các muối này sẽ chuyển thành muối cacbonat kết tủa màu trắng. Do đó, người ta thường dùng nhiệt độ để làm giảm độ cứng tạm thời.
- Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng phi cacbonat): Chứa muối clorua và sunfat như MgSO4, CaCl2 của canxi và magie. Nhiệt độ không thể làm giảm độ cứng vĩnh cửu bởi không tạo chất kết tủa. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng các chất hóa học như soda, vôi tôi… để giảm độ cứng.
- Độ cứng toàn phần: mang tính chất của cả 2 loại trên
3. Phương pháp xác định độ cứng của nước đơn giản
Thường mọi người sẽ sử dụng các loại thuốc thử và dựa vào phản ứng của nước với thuốc thử để tính toán được hàm lượng Ca, Mg trong nước từ đó xác định độ cứng.
Chỉ số này thường được biểu thị bằng CaCO3 có thể phân loại như sau:
CaCO3 <50 mg/l là nước mềm
CaCO3 ~ 150mg/l là nước cứng ở mức độ trung bình
CaCO3 >300 mg/l là nước rất cứng và sử dụng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng
Để áp dụng phương pháp chuẩn độ Complexon, người ta sẽ sử dụng dung dịch đệm là NH3 + NH4Cl có pH = 10 bằng chỉ thị eriocrom đen T.
4. Phương pháp xử lý nước cứng
-
Phương pháp nhiệt
Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:
2HCO3- → CO32- + H2O + CO2
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O
Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.
-
Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi
Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi có thể áp dụng trong trường hợp ngoài yêu cầu giảm độ cứng cần phải giảm cả độ kiềm
3. Sử dụng phương pháp trao đổi ion bằng hạt nhựa trao đổi HCRSSN NA
Phương pháp trao đổi ion được dùng để xử lý nước với nhiều mục đích khác nhau trong đó có làm mềm nước. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng vật liệu polymer có chứa sẵn những ion trao đổi. Khi cho nguồn nước đi qua vật liệu này những ion trong nước sẽ trao đổi với ion trên vật liệu và sẽ bị giữ lại trên vật liệu lọc đó.
Phương pháp trao đổi ion cho phép lọc được nước với đọ tinh khiết cao. Những vật liệu polymer sau khi hết khả năng trao đổi có thể được xử lý và tái tạo lại khả năng lọc của mình
Phương pháp xử lý nước cứng sử dụng công nghệ trao đổi ion
4. Bằng quá trình lọc thẩm thấu RO
Ngoài những phương pháp trên thì vào những năm 50 của thế kỷ trước con người đã phát minh ra công nghệ lọc nước RO bằng quá trình lọc thẩm thấu RO cho ra được nước tinh khiết và loại bỏ được hoàn toàn các muối chứa canxi và magie có trong nước
LAVASA chuyên cung cấp giải pháp và thiết bị về ngành xử lý nước cấp và tinh khiết.
✓ Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành nước, đã xử lý hơn 2.500 công trình nước ô nhiễm trên toàn quốc, từ các hộ gia đình bình dân cho đến những khách sạn cao cấp và các nhà máy trên toàn quốc
✓ Chúng tôi cam kết chất lượng nước đầu ra sau lọc đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ Y Tế quy định (tiêu chuẩn QCVN:2009/BYT)
✓ Chúng tôi chỉ cung cấp thiết bị chính hãng, xuất xứ rõ ràng, không hàng giả hàng nhái
➲ Bởi chúng tôi cũng như bạn, đều mong muốn tất cả mọi người có nước sạch an toàn cho sức khỏe để dùng
📞 Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0984.768.128 (Mr.Tuân)